12 tháng 3, 2011

Ung thư xương: Khốn khổ vì bị chẩn đoán sai

Không ít bệnh nhân mắc ung thư xương nhưng đã được bác sỹ chẩn đoán thành viêm xương, gãy xương. Thậm chí, có bệnh nhân ung thư xương giai đoạn nguy kịch được bác sĩ “dán” cho kết quả… thoát vị đĩa đệm.
Thực tế trên đã được các bác sĩ thừa nhận trong một nghiên cứu với 36 trường hợp ung thư xương bị “phán” nhầm bệnh khác tại Hội thảo Phòng chống ung thư lần thứ 11 diễn ra ở TP Hồ Chí Minh (ngày 5/12) vừa qua.
Đây là nghiên cứu của PGS Lê Chí Dũng - Trưởng khoa Bệnh Cơ- xương- khớp Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM qua khảo sát thực tế của bệnh nhân khi đến điều trị tại bệnh viện này.
Theo đó, từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2008, tại Khoa Bệnh học cơ - xương - khớp đã ghi nhận được 36 trường hợp từ 5- 68 tuổi, mắc bệnh ung thư xương, tuy nhiên, các bác sỹ từ nhiều nơi chẩn đoán thành nhiều bệnh khác.
Cụ thể: 11/36 trường hợp được cho rằng bệnh nhân mắc bệnh viêm xương- tủy, 8 trường hợp được chẩn đoán gãy xương, 5 trường hợp chẩn đoán bị bướu lành; 5 bệnh nhân bị cho là sưng đau- chấn thương; 6 bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán viêm khớp, viêm cơ hóa xương, ổ máu tụ và…thoát vị đĩa đệm. Chỉ có một trường hợp được chẩn đoán là ung thư di căn. Nhưng chẩn đoán này cũng không thực sự chính xác.
Hậu quả của “bé cái nhầm”!
Theo bác sĩ Lê Chí Dũng, việc chẩn đoán lâm sàng sai nên tiến hành điều trị nội khoa hay bó bột làm cho quá trình điều trị chuyên khoa bị trễ. Trong 36 trường hợp trên có 17 trường hợp bị điều trị trễ.
Thậm chí, có 14 bệnh nhân từ việc chẩn đoán lâm sàng sai dẫn tới việc chỉ định cho bệnh nhân chụp hình ảnh sai lệch. Đặc biệt, số bệnh nhân này đã không được bác sĩ tuyến dưới làm sinh thiết để xác định chẩn đoán mà xử lý ngay tổn thương.
Nhiều bệnh nhân ung thư xương nhưng bác sĩ lại cho họ nẹp ốc hoặc nạo tổn thương, cắt bướu và ghép xương…
Theo bác sĩ Dũng, nguyên nhân chính dẫn đến sai sót trong điều trị chuyên môn là do các phẫu thuật viên quá tự tin vào chẩn đoán lâm sàng- hình ảnh y học của bản thân mà không kiểm tra lại và làm sai nguyên tắc. Thậm chí, có bác sĩ chưa nắm chắc về nguyên tắc điều trị các bướu xương.
Bác sĩ Dũng dẫn chứng: Một bệnh nhân mắc bệnh sarcôm Ewing xương cánh tay nhưng do được chẩn đoán giải phẫu bệnh là viêm xương. Theo chỉ định, bệnh nhân đã được lên bàn mổ để… nạo tổn thương xương tới 3 lần khiến khối u của bệnh nhân lớn và lan rộng với tốc độ rất nhanh.
Hậu quả, sau thời gian điều trị không thấy đỡ, bệnh nhân đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM nhờ can thiệp và được hóa trị hỗ trợ nhưng cũng vẫn phải phẫu thuật tháo khớp vai ngực.
Đó là chưa kể, do chẩn đoán điều trị sai nên hầu hết các khối u của bệnh nhân lan rộng, di căn xa, vì vậy không thể mổ bảo tồn chi được.
“Trong 35 trường hợp ung thư xương thì có 34 bệnh nhân phải cắt chi và tháo khớp, trong đó có một bệnh nhân tháo khớp vai- ngực và hai trường hợp buộc phải tháo khớp hông”- Bác sĩ Dũng cho biết.  

______________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com